Stephen Hopkins
Stephen Hopkins

Stephen Hopkins

Stephen Hopkins (7 tháng 3 năm 170713 tháng 7 năm 1785) là một thành viên nhóm lập quốc Hoa Kỳ,[2] thống đốc của Rhode Island và Đồn điền Providence, chánh án của Tòa án Tối cao Rhode Island, và là người ký kết bản thảo Hiệp hội Lục địaTuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Ông xuất thân từ một gia đình nổi tiếng ở Rhode Island, và là cháu trai của William Hopkins, một chính trị gia lỗi lạc. Ông cố của ông, Thomas Hopkins đã đi thuyền từ Anh cùng với người anh họ Benedict Arnold vào năm 1635 là một trong những người đã định cư ban đầu tại Đồn điền Providence. Về sau, Benedict Arnold đã trở thành thống đốc đầu tiên của thuộc địa Rhode Island theo Hiến chương Hoàng gia năm 1663.Thủa bé, Hopkins là rất ham mê đọc sách, và đặc biệt tỏ ra chuyên cần trong các bộ môn khoa học, toán học và văn học. Ông trở thành một nhà khảo sát, nhà thiên văn học và là người thực hiện các phép đo trong quá trình sao Kim đi qua Mặt trời, năm 1769. Vào năm 23 tuổi, ông tham gia hoạt động công ích ở thị trấn mới thành lập thời bấy giờ là Scituate, Rhode Island. Hopkins nhanh chóng trở thành thẩm phán của Tòa án chung thẩm, đồng thời phục vụ với tư cách là Chủ tịch Hạ viện và chủ tịch của Hội đồng thị trấn Scituate. Ngoài việc hoạt động tích cực trong các vấn đề dân sự, Hopkins còn là một thương gia thành đạt nhờ vào xưởng đúc sắt của ông. Năm 1750, Hopkins là nhân vật chính chính trong bức tranh châm biếm Sea Captains Carousing in Surinam của John Greenwood. Tháng 5 năm 1747, Hopkins được bổ nhiệm làm thẩm phán của Tòa án Tối cao Rhode Island, công việc được duy trì cho đến tháng 5 năm 1749.[3] Tiếp đó, vào tháng 5 năm 1751, ông trở thành chánh án thứ ba của cơ quan này, chức vụ được ông nắm giữ kết thúc vào tháng 5 năm 1755.[3] Năm 1755, Hopkins trở thành thống đốc của thuộc địa và bước vào thời kỳ nhiệm kỳ đầu tiên. Chức vị này được Hopkins nắm giữ suốt 9 trong 15 năm tiếp theo của cuộc đời.Vào thời Hopkins sống, vấn đề về sử dụng đồng tiền tệ và một trong những vấn đề chính trị gây mẫu thuẫn nhất. Samuel Ward, đối thủ chính trị hàng đầu của Hopkins là một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc dùng tiền tệ cứng, trong khi Hopkins ủng hộ đồng tiền giấy. Việc cạnh tranh giữa hai chính trị gia đã có lúc lên đến đỉnh điểm khi có lần Hopkins đã kiện Ward đòi 40.000 bảng Anh, nhưng vụ kiện này cuối cùng đã không thành công và chính Hopskin đã phải trả một khoản chi phí cho vụ kiện. Samuel Ward, cũng là một đại biểu của Quốc hội Lục địa và đã từng luân phiên với Hopkins làm thống đốc của Rhode Island trong một số nhiệm kỳ. Hai người họ đã trở thành đối thủ gây gắt của nhau. Vào giữa những năm 1760, những bất đồng giữa Hopkins và Ward đã trở thành mối phân tâm nghiêm trọng đối với chính quyền tại Rhode Island, trong tình thế này cả Hopkins và Ward sau đó đã chọn cách xoa dịu lẫn nhau mặc dù ban đầu vẫn không mấy thành công. Đến năm 1768, Samuel Ward và Hopkins thông qua thỏa thuận và không đứng ra tranh cử, ứng cử viên Josias Lyndon đã trở thành Thống đốc thứ 35 của Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence.Năm 1770, một lần nữa Hopkins đảm nhiệm chức vụ chánh án của Tòa án Tối cao Rhode Island, ông đảm nhận vai trò xử lý chính trong Vụ Gaspee vào năm 1772, khi nhóm công dân tại Rhode Island trong lúc nổi giận đã tấn công ngoài khơi lên một con tàu hải giám Anh Quốc. Năm 1774, với tư cách là một trong hai đại biểu cho Rhode Island, ông được giao nhiệm vụ tham dự Đại hội Lục địa lần thứ nhất cùng với Samuel Ward. Tên tuổi của Hopkins đã trở nên nổi tiếng tại Mười ba thuộc địa Anh-Mỹ vào năm năm trước khi Hopkins cho xuất bản một bài tiểu luận nhỏ mang tên The Rights of Colonies Examined để chỉ trích Quốc hội Anh cùng chính sách thuế tại quốc gia này.Hopkins đã ký bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1776, tại thời điểm này, một bên cánh tay của ông gặp phải chứng tê liệt nghiêm trọng. Ông đã ký bản tuyên ngôn bằng tay phải và dùng tay trái nắm chặt tay còn lại và nói rằng, "Chỉ có tay tôi run, nhưng trái tim tôi thì không." Hopkins vẫn phục vụ trong Quốc hội Lục địa đến tháng 9 năm 1776, sau đó ông đã từ chức vì sức khỏe suy giảm. Ông là một người ủng hộ nhiệt thành cho Trường Đại học thuộc địa Rhode Island và các đồn điền Providence của Anh (được đổi tên thành Đại học Brown về sau), và đồng thời cũng là hiệu trưởng danh dự đầu tiên của trường học này. Ông qua đời tại Providence vào năm 1785 ở tuổi 78 và được chôn cất ở Nghĩa trang Burial Ground của thành phố này. Stephen Hopkins được coi là một nhà chính khách vĩ đại nhất của Rhode Island. Trước đó, năm 1774, Hopkins nắm giữ sáu hoặc bảy người nô lệ, khiến ông nằm trong số 5% những chủ nô hàng đầu ở Providence vào thời đại này.[4]

Stephen Hopkins

Kế nhiệm John Cooke
Chữ ký
Sinh 7 tháng 3 năm 1707
Providence, Thuộc địa Rhode Island
Quan hệ Martha Hopkins (chị gái)[1]
Esek Hopkins (anh trai)
Mất 13 tháng 7 năm 1785 (78 tuổi)
Providence, Tiểu bang Rhode Island
Phối ngẫu Sarah Scott
Anne Smith
Nghề nghiệp Kiểm soát viên, Chính trị gia, Chánh án, Đại biểu Quốc hội, Thống đốc
Nổi tiếng vì người ký bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ
Tiền nhiệm James Helme

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Stephen Hopkins https://books.google.com/books?id=Y-FPXEGRo-YC&q=H... https://archive.org/details/foundingfathersr0000be... https://books.google.com/books?id=3C4tAQAAMAAJ&pg=... https://www.rihs.org/wp-content/uploads/2020/02/20... https://www.wikidata.org/wiki/Q1399643#identifiers https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Stephe... http://www.quahog.org/factsfolklore/index.php?id=4... https://web.archive.org/web/20210402010637/http://... http://www.colonialhall.com/hopkins/hopkins.php https://web.archive.org/web/20060906060308/http://...